Kê hoạch thực hiện công tác dân chủ tại trường mầm non Nam Thanh năm học 2019-2020
PHÒNG GD&ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ TRƯỜNG MN NAM THANH
Số : ..... /KH-MNNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Thanh , ngày ..... tháng .... năm 2019
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG NHÀ TRƯỜNG NĂM 2019 - 2020
Căn cứ Nghị định số 04/NĐ- CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và hướng dẫn tại Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 04/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường;
Căn cứ Điều lệ Trường Mầm non được ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD& ĐT ngày 7/ 4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 04/2015/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường mầm non
Căn cứ Kế hoạch số 203/KH-GDĐT ngày 29 tháng 03 năm 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố về Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2019;
Căn cứ thực tế địa phương, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ trường trường mầm non Nam Thanh xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ năm học trường mầm non Nam Thanh như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình nhằm công khai minh bạch các hoạt động của nhà trường, mở rộng quyền tự chủ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các hoạt động của nhà trường. Phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng- an ninh, động viên sức mạnh, tinh thần đoàn kết của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Tăng cương vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể và tăng cường sự phối hợp trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy phục vụ nhân dân của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phát huy vai trò của người đứng đầu trong phong cách làm việc dân chủ, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Tiếp tục quán triệt nâng cao nhân thức về những chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát huy dân chủ trong tình hình mới. Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc phát huy dân chủ cơ sở.
- Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm “ Dân biết, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đống góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân.
- Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường. 2. Yêu cầu.
- Việc thực hiện nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với nhiệm vụ chính trị; phù hợp với đặc thù của nhà trường. Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với việc đẩy mạnh '' Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh''. với phong trào'' Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư''. và các phong trào thi đua do ngành GD&ĐT phát động; đồng thời gắn với việc thực hiện Nghị quyết TW 4( khóa XI, khóa II) về xây dựng Đảng, Nghị quyết TW7( khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân trong tình hình mới; với chương trình tổng thể cải cách hành chính, nâng cáo chất lượng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, sửa đổi tác phong lề lối làm việc , cải cách và cơ cấu ngạch công chức, viên chức gắn với công tác tieps công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống bệnh quan liêu, xa dân và các biểu hiện tiêu cực
- QCDC ở cơ sở phải được thực hiện thường xuyên liên tục thành nề nếp, phát huy sức mạnh của các đơn vị và các tổ chức đoàn thể trong việc thực QCDC ở cơ sở.
- Chính quyền phối kết hợp với công đoàn cơ sở xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện QCDC tại đơn vị đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, đi đôi với phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đảm bảo thực hiện tốt phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra” II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Chi ủy chỉ đạo Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với công đoàn cơ sở thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt QCDC trong đơn vị đạt chất lượng, hiệu quả, đi vào thực chất, khắc phục dân chủ hình thức, dân chủ vô chính phủ.
- Chi ủy chỉ đạo nhà trường và công đoàn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện QCDC hàng năm phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị mình. Kế hoạch phải nêu rõ các nội dung, giải pháp, thời gian triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch chung của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã đề ra.
- Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC các đơn vị chủ động tham mưu thực hiện các nội dung về QCDC ở cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Chủ trì, phối hợp với các đoàn thể triển khai thực hiện tốt QCDC. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy chế làm việc, những nội quy, quy chế cơ quan, quy định chi tiêu nội bộ, chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với cán bộ giáo viên, nhân viên; xây dựng các tổ chức đoàn thể của cơ quan đạt trong sạch vững mạnh… 2. Tổ chức phổ biến, quán triệt và tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về thực hiện QCDC cơ sở
- Cấp ủy Chi bộ, chính quyền, công đoàn nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và thực hiện một cách đồng bộ, đi vào chiều sâu các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Tỉnh, của thành phố về thực hiện QCDC ở cơ sở, trọng tâm là các quan điểm chỉ đạo của Đảng nêu trong: Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII và Kết luận số120-KL/TW ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị khóa XI; Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/1/2015 của Chính phủ và thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/1/2016 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập; Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 23/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận 120-KL/TW ngày 07/1/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 25/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở …
Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt như: Học tập Nghị quyết, phổ biến pháp luật tập trung, phổ biến lồng ghép trong các buổi Hội nghị, giao ban, đăng tải trên thông tin điện tử, trang Web, hồ sơ công việc để cán bộ, giáo viên, nhân viên theo dõi thực hiện
-Thời gian: Thực hiện thường xuyên. 3. Xây dựng, ban hành, rà soát, sửa đổi, bổ sung QCDC ở cơ sở và các quy định, quy chế theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước về dân chủ cơ sở. Tổ chức rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị về những điều người cán bộ, giáo viên, nhân viên được biết, bàn quyết định, tham gia ý kiến, được kiểm tra, giám sát theo quy định hiện hành.
- Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung QCDC và các quy chế, quy định của
đơn vị theo quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/1/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định của pháp luật hiện hành. 4. Triển khai thực hiện các nội dung của nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện QCDC tại nơi làm việc.
- Nhà trường tổ chức phổ biến Nghị định số 149/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tới cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị. 5. Đẩy mạnh việc thực hiện QCDC ở cơ sở 5.1 Tổ chức công khai những nội dung mà theo quy định phải công khai để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động biết.
- Hiệu trưởng nhà trường thực hiện công khai các cơ sở giáo dục theo quy định tại Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các nội dung cần công khai theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/1/2015 của Chính phủ
- Ngoài các nội dung mà theo quy định nhà trường đã tổ chức công khai, mở rộng nội dung công khai theo tình hình thực tế và QCDC của đơn vị nhà trường một cách có hiệu quả..
- Thời gian: Thực hiện thường xuyên. 5.2 Tổ chức để cán bộ, giáo viên, nhân viên bàn và quyết định hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định.
- Đối với những nội dung do cán bộ, giáo viên, nhân viên bàn và quyết định, thì Hiệu trưởng nhà trường tổ chức quán triệt, chỉ đạo hoặc tổ chức hội nghị để cán bộ, giáo viên, nhân viên bàn bạc, tham gia ý kiến.
- Đối với những nội dung do cán bộ, giáo viên, nhân viên bàn và biểu quyết, cơ quan có thẩm quyền quyết định thì trước khi quyết định phải tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức đoàn thể trong đơn vị; đồng thời tổ chức Hội nghị để cán bộ, giáo viên, nhân viên bàn bạc, thống nhất và biểu quyết.
- Thời gian: Thực hiện thường xuyên theo quy định 5.3. Phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Hiệu trưởng nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên, nhân viên giám sát việc thực hiện QCDC tại cơ sở; đồng thời kiện toàn và phát huy vai trò, hiệu quả của các cơ chế giám sát của nhân dân như: Ban thanh tra
nhân dân. 6. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong thực hiện QCDC ở cơ sở
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; trách nhiệm của chính quyền, công đoàn, của người đứng đầu về thực hiện QCDC, đặc biệt trong công tác kiểm tra việc thực hiện QCDC; tiếp tục chỉ đạo cụ thể hóa phương châm “ dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra” ở cơ sở.
- Chính quyền và công đoàn tổ chức Hội nghị cán bộ, giáo viên, viên chức, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học và đề ra các chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ năm học tiếp theo để cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện. Phải xây dựng các cơ chế, điều kiện, phương tiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hành quyền dân chủ, tham gia góp ý kiến và giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị
- Chỉ đạo mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở, tích cực xây dựng khối đoàn kết thống nhất, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tích cực tham gia góp ý cho Thủ trưởng đơn vị về các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án, các nội quy, quy chế, quy định … Phát huy vai trò giám sát trong thực hành dân chủ, chế độ, chính sách, quyền và lợi ích liên quan đến các nhân, tập thể …Phát huy vai trò giám sát của tập thể để kịp thời phát hiện những việc chưa đúng với chủ trương, chính sách và quy định của pháp luật để phối hợp xử lý kịp thời.
7. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền và giám sát việc thực hiện; vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cơ sở:
Chi bộ chỉ đạo chính quyền phối hợp chặt chẽ với công đoàn cơ sở và các tổ chức đoàn thể trong trường tuyên truyền nội dung quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở đến cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức đoàn thể tham gia giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện dân chủ cơ sở; kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định về “ dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra” 8. Đẩy mạnh công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tiếp công dân, đẩy mạnh thực hiện chủ trương “ lãnh đạo trực tiếp đối thoại với nhân dân”. Xây dựng, bồi dưỡng cán bộ tiếp dân có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn.
- Giải quyết các vấn đề bức xúc và nguyện vọng chính đáng của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngay tại cơ sở. Tuyên truyền phổ biết Luật Khiếu nại. Luật Tố cáo cơ quan, đơn vị mình.
- Thời gian: Duy trì thường xuyên theo quy chế và các quy định hiện hành của pháp luật. 9. Kiện toàn tổ chức, nâng cao vai trò, vị trí của Ban thanh tra nhân dân.
- Chi bộ chỉ đạo Chính quyền phối hợp với Công đoàn nhà trường cùng cấp
lãnh đạo việc rà soát tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân theo quy định hiện hành. Đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ giám sát, nâng cao hiệu quả hoạt động công tác.
- Chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân phải xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm nhằm xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, đối tượng giám sát, nội dung giám sát, phân công tổ chức thực hiện
- Sau khi có kế hoạch hoạt động được phê duyệt, ban thanh tra nhân dân tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật và kế hoạch đã đề ra, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc địa diện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên giám sát, trọng tâm là trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần phát huy dân chủ cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân, việc thực hiện các chương trình tại đơn vị thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giám sát của mình, việc quản lý nhà nước về giáo dục, thực hiện văn hóa công sở, đạo đức công vụ, đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, giáo viên, nhân viên..
- Chỉ đạo Ban giám hiệu các trường phải thường xuyên hỗ trợ và tạo điều kiện để ban Thanh tra nhân dân của đơn vị hoạt động và thực hiện tốt nhiệm được giao. Tổ chức công đoàn nhà trường thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra, đôn đốc để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. 10. Công tác kiểm tra
- Tăng cường công tác kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 30 – Ct/TW; Kết luận số 120-KL/TW; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP; Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 23/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 25/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường thực hiện QCDC.
- Hình thức kiểm tra: Kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kỳ; kết hợp các cuộc thanh tra, kiểm tra công vụ, công tác quản lý nhà nước.
- Phương pháp: Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra của đơn vị, trong đó định kỳ quý, 6 tháng, năm lập kế hoạch và tự kiểm tra theo các nội dung nêu trên.
- Đối tượng kiểm tra: Nhà trường, các doàn thể, cb,gv, nv trong toàn trường.
- Thời gian: Theo kế hoạch kiểm tra 11. Sơ kết, tổng kết
- Nội dung: Sơ kết 6 tháng, tổng kết một năm thực hiện QCDC tại đơn vị nhà trường theo quy định
- Hình thức: Tùy tình hình cụ thể các nhà trường có thể sơ kết, tổng kết bằng báo cáo, tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết lồng ghép với việc tổ chức Hội nghị toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên hoặc Hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. II. NỘI DUNG CỤ THỂ.
1. Tuyên truyền, quán triệt các nghị định của chính phủ , của ngành về việc thực hiện QCDC trong trường học.
2. Kiện toàn BCĐ - Triển khai thực hiện kế hoạch Quy chế dân chủ:
- Ra quyết kieenjtoanf bổ xung BCĐ
- Xây dựng, phân công nhiệm vụ.
- Lịch công tác, triển khai, họp giao ban, tổ chức thực hiện.
3. Xây dựng bổ sung tập trung vào một số điểm sau: 3.1. Những việc CBGV - HS , CMHS được biết :
- Quyền lợi và trách nhiệm của CBGV theo luật GD
- KH, nhiệm vụ năm học (Sở, PGD, Nhà trường).
- Mục tiêu, nguyên lí GD.
- Đầu tư CSVC và sự phát triển GD của nhà trường.
- Ngân sách nhà trường được giao/năm.
- Xây dựng và thực hiện QCDC, quy chế chi tiêu nội bộ (hàng năm ).
- Kế hoạch KT nội bộ được cụ thể hoá theo từng tháng.
- Nội quy, quy chế thi đua - khen thưởng Quy chế làm việc, Quy chế phối hợp, Tiêu chí ứng xử - giao tiếp có văn hoá của CBGVNV, HS, CMHS.
- Biểu bảng đánh giá thi đua hàng tháng với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, TTCM, giáo viên, nhân viên; đánh giá hàng tháng về việc thực hiện VS - ATTP; đánh giá thi đua của các lớp hàng tháng ( CTCM, VS - ATTP).
* Đối với HS, CMHS:
- Biết về chất lượng, hiệu quả học tập của HS.
- Biết quy chế , biểu bảng, cách đánh giá, khen thưởng, kỉ luật HS của tập thể lớp.
+ Kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường.
+ Các khoản đóng góp qui định.
+ Quyền lợi, trách nhiệm của cha mẹ học sinh theo Luật GD 2010. 3.2. Những việc CBGV, HS & CMHS được tham gia ý kiến trước khi hiệu trưởng quyết định:
- Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học.
- Kế hoạch phát triển GD của nhà trường..
- Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường.
- Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường mỗi năm học.
- Quy chế phối hợp công tác giữa Công đoàn và nhà trường.
- Quy chế chi tiêu nội bộ.
- Tiêu chí thi đua khen thưởng CB – GV - NV
- Tiêu chí thi đua khen thưởng học sinh.
- Quy chế làm việc đơn vị.
- Kế hoạch thực hiện xây dựng cơ quan văn hóa.
- Quyết định thành lập Hội đồng thi đua – Khen thưởng.
- Quyết định phân công nhiệm vụ năm học. 3.3. Những việc CBGV, HS và CMHS được quy định:
- Trẻ trong độ tuổi được đi học.
- Trẻ được hưởng chế độ, CSVC do Đảng, Nhà nước đầu tư.
- Tự nguyện ăn bán trú.
- Tự nguyện tham gia BHTT.
* CBGV:
- Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo.
- Được đào tạo nâng cao CM nghiệp vụ .
- Được bảo vệ nhân phẩm , danh dự.
- Được nghỉ hè, Tết Dương lịch, học kì theo quy định của Bộ Giáo dục. 3.4. Những việc CBGV, HS & CMHS được giám sát , kiểm tra.
* CBGV:
- Thực hiện nghị quyết Hội nghị CB-VC.
- Thực hiện kế hoạch phát triển GD.
- Thực hiện QCDC, nội quy, quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ.
- Giám sát việc đánh giá thi đua hàng tháng với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, TTCM, giáo viên, nhân viên; đánh giá hàng tháng về việc thực hiện VMVS - ATTP; đánh giá thi đua của các lớp hàng tháng ( CTCM, VS – ATTP)
- Chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với CBCC.
- Thực hiện luật GD sửa đổi 2015.
* HS - CMHS:
- Thực hiện chương trình giảng dạy của GV.
- Kết quả chăm sóc, giáo dục học sinh
- KH các hoạt động GD của nhà trường.
- Quyền hạn trách nhiệm của HS, CMHS theo luật GD.
- Chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người học.
- Khen thưởng, kỉ luật theo luật GD, nội quy, quy chế của nhà trường. 3.5. Kết luận:
- Đánh giá việc thực hiện quy chế đề ra.
- Những đề xuất , kiến nghị.
HIỆU TRƯỞNG ( ĐÃ KÝ)