Trong thơì gian vừa qua do tình hình diễn biến của dịch Covid 19 nhà trường đã thực hiện nghiên các quy định của cấp trên về việc cho trẻ nghỉ học, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản chỉ đạo; thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo chuyên môn của Bộ Y tế về các nội dung cần thực hiện trước, trong và sau khi cho học sinh trở lại trường học
Tăng cường biện pháp phòng dịch COVID-19 khi cho trẻ trở lại trường mầm non
Để chủ động trong việc có thể cho trẻ đi học trở lại sau khi hết dịch. Nhà trường đã tiêu độc, khử trùng, vệ sinh bàn ghế, thiết bị dạy học, lớp học, đảm bảo các điều kiện vệ sinh phòng bệnh cho trẻ (nước sạch và xà phòng); hướng dẫn, cha mẹ học sinh, về cách thức phòng, chống bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm; tăng cường tuyên truyền, phổ biến về dịch bệnh COVID-19 (nCoV), Với các giải pháp sau. 1. Công tác tuyên truyền
Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh; Trước khi đến trường, cha mẹ trẻ lưu ý các hoạt động để tăng cường sức khỏe cho trẻ như: Súc miệng, bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên. Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín, đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.
Đối với trẻ em cha mẹ có trách nhiệm đo nhiệt độ cho trẻ. Nếu có sốt hoặc ho, khó thở, cha mẹ chủ động cho trẻ nghỉ học và theo dõi sức khỏe tại nhà; nếu cần, đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường tự đo nhiệt độ. Nếu có sốt hoặc ho và khó thở, cần chủ động báo cho y tế nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe; nếu cần, đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. 2. Công tác vệ sinh nội ngoại cảnh ;
Trước khi học sinh quay trở lại nhà trường, tổ chức vệ sinh ngoại cảnh (không để nước đọng, các dụng cụ chứa nước được đậy kín); tổ chức khử bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học,
Đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh cho trẻ ,ca cốc dùng riêng, được vệ sinh sạch sẽ. Khăn mặt, khăn lau tay cho trẻ đảm bảo mỗi trẻ có 1 khăn riêng và giặt sạch khăn với xà phòng sau mỗi ngày học.
Bố trí, đảm bảo nơi rửa tay có xà phòng và nước sạch; đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ; đảm bảo có đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học. Đồng thời, tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ; tập huấn cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường công tác phòng, chống dịch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học.
Đối với công tác bán trú đảm bảo tuyệt đối VSATTP; quy trình bếp ăn 1 chiều, tổ chức ăn chín uống sôi, lưu mẫu thực phẩm theo quy định, các dụng cụ chế biến được vệ sinh hành ngày theo bữa ăn của trẻ, sấy bát và các dụng cụ chia ăn, người chế biến và chia ăn cho trẻ sử dụng khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ theo quy định 3. Một số nội dung thực hiện: Trong thời gian học sinh ở trường, không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại. Hướng dẫn trẻ thực hiện các nội dung sau: Rửa tay với nước sạch và xà phòng theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế tại các thời điểm: Trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ ra chơi và nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh, khi thấy tay bẩn.
Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định.
Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay, gối, chăn… Nghiêm cấm trẻ khạc nhổ bừa bãi. 4 .Theo dõi chặt chẽ học sinh có biểu hiện sốt, ho
Hàng ngày, trước khi vào giờ học, giáo viên kết hợp với phụ huynh hỏi thăm trẻ tình hình sức khỏe, về ho, sốt, khó thở, mệt mỏi không. Nếu có, giáo viên đưa ngay học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi.
Trong thời gian học, khi giáo viên phát hiện trẻ có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, phải đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế phường, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh. Nhân viên y tế tại trường học có trách nhiệm cung cấp khẩu trang và hướng dẫn đeo đúng cách cho trẻ nêu trên.
Khi giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, phải đến phòng y tế ngay để được kiểm tra, theo dõi, cách ly. Nhân viên y tế thông báo ngay cho trạm y tế, phường, cơ quan quản lý đồng thời cung cấp khẩu trang, hướng dẫn đeo đúng cách cho giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường nêu trên. 5. Công tác khử khuẩn hàng ngày tại trường
Thường xuyên khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.
Mỗi ngày hai lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày phân công giáo viên các lớp tổ chức lau khử khuẩn tay nắm cửa,. Hạn chế sử dụng các đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được. Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy kín và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.
Trong trường hợp có học sinh có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở tại trường học, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với virus Corona, nhà trường phải thực hiện khử khuẩn theo khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương./.
Trên đây là một số giải pháp thực hiện trong quá trình chuẩn bị các điều kiện để đón trẻ trở lại trường sau một thời gian dài nghỉ phòng dichjCovid19 đề nghị các đồng chí CBGV-CNV , phụ huynh học sinh nắm được cùng phối hợp thực hiện giúp cho nhà trường hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ năm học 2019-2020/..