Nhận biết được bảng chữ cái tiếng Việt. Khi bắt đầu học một ngôn ngữ nào đó, trước hết mọi người đều phải bắt đầu bằng việc nhận biết bảng chữ cái. Trong bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay sẽ có 29 chữ cái bao gồm: - 9 nguyên âm đơn a, e, ê, i, o, ô, u, ơ, ư; 3 nguyên âm đôi iê, uô, ươ cùng 2 nguyên âm ngắn: ă, â - 17 phụ âm đơn b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x và 9 phụ âm đôi gh, kh, nh, ph, th, ch, tr, ngh, ng.
Hướng dẫn học cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn
Sau khi đã nhận biết được bảng chữ cái tiếng Việt, tiếp theo bố mẹ cần hướng dẫn bé cách phát âm bảng chữ cái đó. Mục đích là để các bé có thể phát âm chuẩn các chữ, từ đó mới có thể phát âm đúng các từ. Vì trong học cách phát âm tiếng Việt chuẩn này chỉ cần nhớ cách phát âm phụ âm và nguyên âm thì đã có thể đọc được chính xác từ tiếng Việt mà chưa cần biết nghĩa.
Cách phát âm các chữ trong tiếng Việt như sau: Nguyên âm “a”
Khi phát âm miệng há to, lưỡi hơi nằm ngang. Đồng thời khi đọc hơi đưa lên khoang miệng và bật hơi rồi phát ra tiếng “a”. Nguyên âm “u”
Phát âm phần môi sẽ chu ra nhiều về phía trước, lưỡi đẩy về phía sau với mặt lưỡi hơi nâng cao. Đồng thơi hơi khi đọc cũng đưa lên khoang miệng, bật hơi và phát ra tiếng “u”. Nguyên âm “o”
Miệng tròn hơi đưa môi về phía trước, cùng với độ mở khoang miệng sẽ nhỏ hơn âm “a”, phần lưỡi sau nâng lên và bật hơi để phát ra tiếng “o”. Nguyên âm “i”
Môi khi phát âm sẽ căng ra như mỉm cười, đầu lưỡi sẽ tì mạnh vào hàm dưới. Đồng thời, đưa hơi lên khoang miệng và bật hơi để phát ra tiếng i. Nguyên âm “e”
Môi trùng, hai mép khoang miệng hơi kéo sang hai bên. Phần đầu lưỡi sẽ tỳ vào hàm dưới, hai mép bên của lưỡi cũng sẽ tỳ vào hàm trên. Đồng thời đưa hơi lên khoang miệng và bật hơi phát tiếng “e”. Phụ âm “b”
Khi học phát âm thì hai môi chạm với nhau và không đưa hơi thoát lên mũi, giữ hơi trong khoang miệng. Sau đó mở miệng bật hơi mạnh để phát ra tiếng. (Đọc là “bờ”) Phụ âm “m”
Hai môi sẽ chạm nhẹ vào nhau, đưa hơi thoát lên mũi sau đó mở miệng phát tiếng. (Đọc là “mờ”). Phụ âm “ph”
Phần răng hàm trên sẽ cắn nhẹ ở môi dưới, đồng thời đây nhẹ hơi ra ngoài sẽ tạo ra tiếng “phì” kéo dài. Sau đó há miệng và bật hơi ra. (Đọc là “phờ”). Phụ âm “v”
Khi phát âm răng hàm trên sẽ cắn nhẹ vào môi dưới, đồng thời đẩy hơi ra ngoài. Sau đó há miệng và bật hơi ra. (Đọc là “vờ”). Phụ âm “t”
Khi phát âm đầu lưỡi sẽ đẩy vào răng, không đưa hơi thoát lên mũi để có thể tạo khoang miệng kín, tập trung hơi ở miệng. Sau đó bắt đầu đẩy lưỡi vào răng rồi bật hơi mạnh. (Đọc là “tờ”). Phụ âm “th”
Cách phát âm cũng tương tự như âm “t” với đầu lưỡi chạm vào răng trên, sau đó giữ hơi trong khoang miệng. Sau đó sẽ đẩy lưỡi vào răng rồi thổi nhẹ hoi ra ngoài. (Đọc là “thờ”). Phụ âm “d”
học phát âm tiếng Việt chuẩn thì phần đầu lưỡi sẽ chạm vào chân răng trên (nếu chạm nhẹ tay vào cổ sẽ thấy sự rung nhẹ), sau đó sẽ đẩy nhẹ lưỡi vào chân răng, hạ lưỡi xuống rồi phát ra tiếng. (Đọc là “dờ”). Phụ âm “n”
Lúc phát âm phần đầu lưỡi sẽ chạm vào chân răng trên, đồng thời đưa hơi thoát lên mũi và bật lưỡi rồi phát ra tiếng. (Đọc là “nờ”). Phụ âm “s”
Ban đầu sẽ cắn nhẹ hai hàm răng vào nhau rồi tạo một âm “sì” kéo dài. Sau đó sẽ há miệng và phát ra tiếng. (Đọc là “sờ”). Phụ âm “ch”
Khi học cách phát âm tiếng Việt chuẩn thì mặt lưỡi sẽ chạm lên vòm miệng, đầu lưỡi sẽ chạm nhẹ vào răng dưới. Đồng thời khẩu hình miệng sẽ tọa âm “xì” nhẹ. Đồng thời bật hơi và phát ra tiếng. (Đọc là “chờ”). Phụ âm “kh”
Gốc lưỡi khi đọc sẽ chạm nhẹ lên vòm miệng, đồng thời sẽ tạo âm “khừ” trong miệng rồi sau đó bật hơi và phát ra tiếng. (Đọc là “khờ”). Phụ âm “g”
Cũng tương tự như âm “kh” với gốc lưỡi sẽ chạm nhẹ lên vòm miệng tạo thành âm “gừ…” trong miệng, sau đó sẽ bật hơi và phát ra tiếng. (Đọc là “gờ”). Phụ âm “l”
Khi đọc thì phần đầu lưỡi sẽ chạm lên phần vòm miệng, đẩy hơi qua miệng không đưa lên mũi. Sau đó sẽ bật lưỡi rồi phát ra tiếng. (Đọc là “lờ”). Phụ âm “nh”
Đầu lưỡi sẽ chạm nhẹ vào hàm răng dưới, cùng với mặt lưỡi sẽ chạm nhẹ lên vòm trên như âm “chờ”. Sau đó đưa hơi thoát lên mũi rồi mở miệng, hạ lưỡi xuống và phát ra âm. (Đọc là “nhờ”). Phụ âm “h”
Há miệng nhẹ, sau đó giữ hơi trong khoang miệng, rồi bật mạnh mặt lưỡi vào vòm miệng rồi phát ra tiếng. (Đọc là “hờ”). Phụ âm “c”
Cách đọc là “cờ” với gốc lưỡi sẽ chạm lên vòm miệng, giữ hơi trong miệng sau đó hạ lưỡi xuống rồi đẩy mạnh hơi ra phát ra tiếng. Phụ âm “k”
Cách đọc là “ka” với gốc lưỡi sẽ chạm lên vòm miệng, giữ hơi trong miệng sau đó hạ lưỡi xuống rồi đẩy mạnh hơi ra phát ra tiếng. Phụ âm “q”
Cách đọc là “cu” với thẳng lưỡi, hơi nhọn môi, giữ hơi trong miệng, đẩy mạnh hơi ra phát ra tiếng. Lưu ý: Phụ âm "q" chỉ là chữ cái trong bảng chữ cái. Chữ "q" phải ghép với âm "u" để tạo thành âm "qu" (quờ) rồi từ đó mới ghép được với các chữ khác để tạo thành tiếng.